Hỗ trợ dịch SFX cho các Translator

29 11 2010

SFX có nhiều người cho rằng không nên sửa, tại vì nó tượng trưng cho nét đặc trưng, nét chữ riêng tác giả, hoặc là chỉ có âm thanh thì cần gì phải quan tâm nhiều.

Nhưng mà SFX ko phải chỉ là âm thanh, mà còn biểu hiện hành động, hoạt động đang xảy ra, nếu ko có dịch sfx thì sẽ mất đi một phần hay.

Ngoài một số sfx là nét vẽ riêng của tác giả, thì 1 số khác tác giả cũng chỉ type vào như chúng ta edit thôi.

Ngoài ra, vì chúng ta đã ko biết tiếng Nhật rùi, mà ko đọc được thì cũng ức lắm! Giống như coi phim kiếm hiệp mà không biết các cao thủ đánh ra chiêu gì thì tức lắm!

Quan trọng nhất: chủ trương của Wgroup lại là “Hoàn Hảo Đến Từng Góc Cạnh” mà không việt hóa được mấy cái SFX thì thật xấu hổ quá!

Nhưng các trans của chúng ta phần lớn đều giỏi tiếng Anh hơn Nhật! Chính vì vậy hôm nay mình viết bài này để hỗ trợ phần nào trong việc dịch thuật của các mem.

Vậy nếu muốn dịch sfx thì làm sao?

Vô cùng đơn giản: nhờ ai đó bít tiếng Nhật dịch Tongue

Không có ai biết, hoặc ko muốn làm phiền ?Love Struck

Vấn đề không biết tiếng Nhật làm cản trở dịch rất nhiều, Nhưng mà cái mình cần dịch đây ko phải là 1 câu, mà là 1 sfx thôi
SFX được cái rất dễ là nó ít dùng chữ Tàu (kanji) để nói, mà hay dùng chữ Hiragana hay katakana (chữ cái Nhật) để ghi, và sfx thường ko có cấu trúc ngữ pháp. nên ta có thể dò từ điển được.
Có nhiều từ điển Jap, bạn có thể tìm trên google, mình thì thường xài JWPce.

http://www.physics.ucla.edu/~grosenth/c_download.html

Giao diện của trang đây :

Vậy làm sao để biết chữ tiếng nhật ?Confused
Cái này là bước khổ nhất, tại vì phải nhận dạng chữ Nhật, vì mình không biết chữ Nhật mà
Bạn mở bảng Character Table. đó là bảng chữ cái của Nhật
Mở trang hình ra
Ráng nhìn trang hình rồi nhận dạng chữ đó
Mở ra Character Table rùi nhìn kĩ lại, xem cái nào giống giống

Lấy được chữ Tiếng Nhật rồi làm sao nữa?Call me

Viết ra, copy vào trong dictionary, rùi bấm ra nghĩa.
Xin gởi đến các bạn bộ từ điển  trực tuyến mình hay dùng:
http://thejadednetwork.com/sfx Cái này chỉ cần copy trưc tiếp từ tiếng Nhật vô là được, không cần cài đặt!

Sao vẫn dò sfx ko ra, dù đã đánh đúng hết?Thinking

SFX thường thì ko có ngữ pháp, nhưng 1 số cũng có, do đó nếu bạn đánh hết nguyên câu sfx mà ko ra, thì delete từng chữ từ phải sang trái đi, rồi sẽ ra nghĩa thui
Nhiều sfx hay có kết thúc dưới dạng này ーーん(ví dụ dễ nhất là しーーん = im~~ru) là diễn tả sự kéo dài ra, bạn nên bỏ cái ーーん

Đã bỏ ーーん rồi mà vẫn không dò ra hoặc cái chữ nhìn không ra nổi thì sao đây?At wits end

Cái này thì đơn giản lắm Hee hee Bạn chỉ việc “ĐOÁN”.
Vidụ: Bị đánh thì Binh, Bốp…
          Bị tát thì Chát …
          v.v…
Cứ vậy làm tới thôi Laughing!

Trước mắt là vậy, nếu sao này có thêm gì mới mình sẽ post lên sau nha!

Xin cám ơn bạn đã quan tâm đến W-group! Chúc bạn luôn vui vẻ và may mắn!





Hướng dẫn đăng ký và sử dụng Dropbox

6 11 2010

DropBox đã ra đời lâu rồi nhưng đây là lần đầu tiên (cũng không nhớ nỗi) tôi dùng thử. Theo tôi được biết thì Dropbox được sử dụng rất nhiều ở nước ngoài. Không thua sút xu hướng của thời đại, Wgroup đã tiến hành cải cách bằng việc dùng Dropbox để lưu toàn bộ các bản trans và edit của nhóm.

Dung lượng miễn phí của Dropbox là 2GB nhưng bạn có thể tăng con số đó lên. Tải và cài đặt thành công Dropbox trên máy vi tính bạn được tặng thêm 250MB, với mỗi người dùng invite bạn được tặng thêm 250MB.

Đây là cách mà DropBox làm việc và bạn sẽ tự biết rằng mình có cần dùng đến dịch vụ này hay không. Trên máy A, bạn chép mọi thứ cần sao lưu vào một thư mục và ngay sau đó toàn bộ tài liệu này sẽ xuất hiện trên máy B. Cả hai máy tính A và B đều đang kết nối Internet và sử dụng chung một tài khoản tại Dropbox. Đồng thời, dữ liệu cũng được lưu trữ một bản trên máy chủ của Dropbox để có thể truy xuất ở mọi nơi thông qua Web.
Điểm tôi thích nhất ở Dropbox là nó làm việc rất là “mượt” và không làm treo Windows Explorer như một số chương trình đồng bộ khác.

– Truy cập vào địa chỉ đăng ký gởi kèm trong email invite hoặc ở đây http://www.dropbox.com/referrals/NTE0MzAxMTg2OQ.
– Tiếp theo bạn tải ứng dụng Dropbox từ địa chỉ : https://www.dropbox.com/install , dung lượng 12.9Mb.
– Sau khi tải về bạn cài đặt, từ màn hình đầu tiên hiện ra bạn chọn “I already have a Dropbox account” nếu bạn đã tạo một tài khoản từ đường link bên trên, còn không thì bạn chọn “I don’t have a Dropbox account” để đăng ký mới một tài khoản.

– Nhập vào địa chỉ email và mật khẩu đăng nhập Dropbox, bấm Next.

– Chọn loại tài khoản là 2Gb, đây là dung lượng cho tài khoản miễn phí, bấm Next.

– Vậy là xong, bạn cứ bấm Next để xem phần giới thiệu cách dùng, đến màn hình cuối như sau :


– Từ hình bên trên bạn chọn mục “I want to choose where to put my Dropbox folder” để chọn thư mục bạn muốn sử dụng để đồng bộ, tức là bạn sẽ “kéo” mọi tài liệu cần đồng bộ/sao lưu vào thư mục này. Mặc định nó là thư mục “My Dropbox” trong My Document.

Vậy là xong, bạn làm tương tự trên các máy tính khác và mọi thứ sẽ được đồng bộ với nhau. Thời điểm viết bài này, tôi đã chụp hình minh hoạ trên một máy khác và thả vào Dropbox -> vài chục giây sau, máy-của-tui nhận được thông báo có 4 tập tin vừa được đồng bộ và tôi truy cập vào thư mục Dropbox trên máy để lấy file về. Giờ thì tôi biết vì sao người ta dùng Dropbox nhiều đến vậy. Gần đây trên mạng có nhiều thủ thuật liên quan đến Dropbox và nhân dịp này, tôi sẽ dùng thử và giới thiệu với mọi người.

À, mỗi khi bạn đổi tên tập tin hay xoá nó đi trên một máy, các máy khác cũng “dính” theo. Mọi thao tác của bạn đều được lưu lại và bạn có thể xem thông tin thông qua nền web bằng cách truy cập vào trang http://www.dropbox.com và đăng nhập bằng tài khoản của bạn.
Bạn có thể xem các phiên bản trước của mọi tập tin, ý tôi là bạn có thể xem nó được đưa vào Dropbox ngày giờ nào, nó được đổi tên vào lúc nào và hành động đó do máy tính nào thực hiện. Nhấp chuột phải vào tập tin đó và chọn Dropbox > View Previous version…, nó sẽ mở ra giao diện web để bạn xem thông tin.

Dĩ nhiên bạn hoàn toàn có thể làm được điều này từ giao diện web như hình sau :


Từ hình trên, bạn có thể phục hồi lại các phiên bản trước của một tập tin nào đó nhưng nếu nó bị xoá thì pótay. Ngoài ra, Dropbox còn có tính năng chia sẽ, tức là bạn sẽ gửi cho ai đó đường link của một thư mục và họ có thể xem hoặc lấy dữ liệu từ thư mục này một cách dễ dàng.